Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

DU LỊCH NHA TRANG - NHỮNG KỲ QUAN THIÊN NHIÊN


Du lịch Nha Trang - Những địa danh cảnh đẹp bạn nên ghé thăm

Nhìn về hướng Ðông - Nam Nha Trang có một cụm đảo nằm liền nhau, lớn nhất là Hòn Tre rộng gần 25km2. Ra đảo bằng thuyền buồm mất 2 giờ đồng hồ trong khi đi thuyền máy khoảng 20 phút. Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Nha Trang cách thành phố Nha Trang 5km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km. Từ đây nhìn thẳng ra khơi còn một số đảo nhỏ nữa. Chính những đảo này với ưu thế biển kín, sạch làm thành những bãi tắm yên tĩnh, đẹp tuyệt vời cho Nha Trang. Khi thăm quan đảo du khách sẽ càng ngạc nhiên hơn nữa với tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á qua đảo Hòn Tre nối liền khu Du lịch Vinpearl với cảng Cầu Đá.

Ở vùng phía Tây Nha Trang là đồi núi bạt ngàn với những đỉnh cao trên dưới 1000m, có nhiều thú, chim. Du khách có thể tham gia những buổi đi săn lý thú.

Một nơi nữa cũng nổi tiếng không kém đảo Hòn Tre đó là đầm Nha Phu, là một trong hai đầm lớn nhất Khánh Hòa. Đầm Nha Phu nằm dưới chân Hòn Hèo cách thành phố Nha Trang khoảng 15km, đầm chạy dài khoảng chục cây số và rộng khoảng 1500 ha.Nơi đây đã mọc lên nhiều khu nghỉ mát lý tưởng, mang đến cho du khách dấu ấn khó phai: Hòn Lao, Hòn Thị, Suối Hoa Lan và khu nghỉ mát Ninh Vân với những nếp nhà gỗ nằm sát mép nước.

Đến Nha Trang muốn ra thăm đảo mà ngại đi ra quá xa thì ghé qua Hòn Miễu thuộc vịnh Nha Trang. Hòn Miễu là đảo gần bờ nhất trong số các hải đảo ở Nha Trang, chỉ mất hai mươi phút bằng thuyền máy là đến nơi. Trên đảo có hai địa điểm thăm quan du lịch là hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Bãi Sỏi. Thủy cung Trí Nguyên là bộ sưu tập các loài cá biển và thực vật biển , sinh vật biển theo mô hình mở. Nằm cách hồ cá Trí Nguyên chừng vài trăm mét bằng cách băng ngang qua đảo. Gọi là Bãi Sỏi vì bãi tắm ở đây không hề có cát mà chỉ thấy toàn sỏi đá, tròn vo, nhẵn thín từ bờ chạy ra biển nước trong xanh nhìn thấy đáy. Bãi Sỏi còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, trước mặt là biển, sau lưng là khu rừng nguyên sinh với nhiều đại thụ và dây leo chằng chịt.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Du lịch Phú Quốc với bãi biển đẹp nhất thế giới

Bãi Dài đảo Phú Quốc, Việt Nam vừa được mạng Concierge.com (chuyên về du lịch, khách sạn của Australia), bình chọn đứng đầu trong số 13 bãi biển đẹp và hoang sơ nhất thế giới.
“Phú Quốc là hòn đảo lớn và đẹp nhất của Việt Nam, trên đảo có rất nhiều bãi tắm đẹp. Sóng biển êm dịu, cát vàng óng ánh, không gian yên tĩnh, tạo cảm giác thư thái. Bạn hãy đến Phú Quốc từ tháng 10 đến tháng 3″, mạng Concierge.com viết.
Du lịch Phú Quốc với bãi biển đẹp nhất thế giới 



Bãi Dài nằm giữa sân bay Cam Ranh và thành phố biển Nha Trang 10 km, cách sân bay 12 km. Từ cầu Bình Tân đến đường vào Bãi Dài, theo Đại lộ Nguyễn Tất Thành 10 km, con đường vòng khi vừa đi hết đèo băng qua dãy núi Đồng Bò là một vòng tròn ôm cua. Đi theo con đường đất hơn 200m sẽ gặp bãi biển Bãi Dài, thuộc xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tách huyện từ Thành phố Cam Ranh). Hiện tại, đây có khoảng 30 nhà che tạm của người dân dùng để buôn bán phục vụ du khách. Bãi dài nằm ngay vị trí là đường mới vào thành phố Nha Trang theo sân bay Cam Ranh mới và khu công nghiệp cát trắng thủy triều và khu resort Diamond Bay.
Bãi cát ở đây mịn và rất sạch. Những ngày biển êm, triều rút xa, biển lộ ra cả một vùng cát rộng mênh mông (vì thế nơi này có tên gọi là Bãi Dài). Bãi Dài rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch vì ở đây còn rất hoang sơ, thế nhưng mùa du lịch diễn ra trong 6 tháng vì 6 tháng thủy triều sẽ ngập các bãi tắm.


Đến Bãi Dài, du khách còn có dịp được hoà mình vào không gian tĩnh lặng của những khu nghỉ dưỡng thật dễ chịu, với hệ thống bãi tắm, nhà hàng, khách sạn được chia làm 4 khu: 3 tầng, 2 tầng, văn phòng và Làng tre, với hơn 100 phòng nghỉ. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch, các khu nghỉ dưỡng ở Bãi Dài, như Mai Quyền, Vân Hải, Việt Mỹ cũng đã đưa vào hoạt động nhiều môn thể thao trên biển, như bóng chuyền bãi biển, chèo thuyền kayak, lái xe máy nước và cả những trò chơi giải trí như hát karaoke tập thể, tennis v.v..
Với cảnh quan thơ mộng, cây cầu tàu bằng gỗ cũng chính là một trong những điểm nhấn của Bãi Dài, là nơi không thể bỏ qua của các bạn trẻ đam mê chụp ảnh và các đôi uyên ương đến để chụp ảnh cưới. Ngoài ra, với những du khách yêu thích khám phá, từ đây cũng có thể khởi hành bằng xuồng ra thăm Vịnh Bái Tử Long hay các hòn đảo xinh đẹp với hệ sinh thái rừng, biển phong phú như Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu hay tới thăm chùa Cái Bầu - một trong hai thiền viện Phật giáo ở Quảng Ninh



Du lịch Phú Quốc - Ghé thăm nhà tù Phú Quốc

Di tích lịch sử nhà lao Cây Dừa, tức nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.



Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Lịch Sử nhà lao
Thời Pháp, nhà lao được gọi là Căn cứ Cây Dừa, có diện tích khoảng 40 ha, bao gồm bốn khu A, B, C, D, dùng để giam giữ những người chống Pháp. Căn cứ Cây Dừa hính thức hoạt động vào tháng 06-1953 đến tháng 07-1954 thì ngưng hoạt động (khi tù binh hai bên được trao trả).
- Năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho sửa sang “Căn Cây Dừa” cũ lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” để giam giữ tù binh cộng sản. Năm 1967, lại cho xây dựng trại giam Tù Binh Cộng Sản Việt Nam. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Giam giữ gần 40.000 tù binh, trong đó có 4.000 người đã hy sinh tại đây.
- Năm 1972, Trại giam có tất cả là 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12, mỗi khu lại được chia thành nhiều phân khu, thường có khoảng 4 phân khu trong 1 khu. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Một phân khu chứa được 950 tù nhân. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sỹ quan tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Bao quanh mỗi khu nhà lao là tầng tầng lớp lớp hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken dày, mắc dày đặc bóng đèn điện. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm. Ngoài biển có lúc một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài…
- Cuối năm 1972, xây thêm khu 13, 14. Đến đầu năm 1973 thì Hiệp định Paris ký kết. Trại giam không còn hoạt động nữa. Ngày nay nhà giam gần như hoang phế, chỉ còn lại đồng cỏ tranh mênh mông với vài trụ xi măng xiu vẹo và nền gạch loang lỗ, xa xa vài căn nhà mới mọc lên. Năm 1996, Nhà lao Cây Dừa được công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia và đang được trùng tu tái tạo để đón tiếp du khách.
- Ngày 17-04-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch quyết định đầu tư hơn 19 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích nhà lao Cây Dừa nhằm mở rộng việc trưng bày hiện vật, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử… của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Phú Quốc. Theo đó, từ nay đến hết năm 2009 sẽ tôn tạo và hoàn thành, đưa vào phục vụ các hạng mục: khu B2, cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh, nhà và cổng Ban chỉ huy trại giam… Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Kiên Giang làm chủ đầu tư tôn tạo, trùng tu di tích lịch sử này

Địa ngục trần gian
Nơi đây chứng kiến những tội ác rùng rợn của bọn cai ngục, tội ác diệt chủng loài người khi những người tù nhân bị tra tấn với những hình thức dã man nhất, sau đó thì bị giết chết cũng theo những cách thức khủng khiếp nhất có thể.
“đóng kim”: dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.

• Chuồng cọp Catso: Chuồng cọp này được làm bằng sắt, bốn phía hình dáng kiểu contenơ loại nhỏ, có chiều rộng 1,87 m, dài 2,58 m, cao 2,07 m. Loại chuồng cọp này thiết kế để đàn áp tù nhân. Người tù bị giam vào đây, cửa khoá kín không còn ánh sáng, đêm lạnh ngày nóng. Bị giam lâu ngày ở đây, khi thả ra tù nhân sẽ không còn thấy đường, sức khoẻ và tinh thần giảm sút nghiêm trọng.


• Chuồng cọp kẽm gai: Đây là một trong các chuồng cọp được làm toàn bằng dây kẽm gai. Chuồng cọp này để ngoài trời, phân khu nào cũng có hai ba cái. Có hai loại: loại nhốt 1 người và loại nhốt 3 – 5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng. Có loại tù nằm dưới đất cát, có loại tù nằm trên dây kẽm gai. Có loại chỉ ngồi chứ không nằm hay đứng được. Có loại chỉ ngồi lom khom. Có loại chỉ đứng lom khom chứ không đứng thẳng hay ngồi xuống được, muốn ngồi phải ngồi trên kẽm gai. Tù nhân khi bị nhốt vào đây không được mặc quần áo dài, chỉ cho mặc quần cụt để phơi nắng phơi sương, hoặc phơi mưa suốt ngày đêm, mặc cho muỗi đốt. Tù nhân chỉ được ăn một phần cơm rất ít với muối hoặc ăn lạc chớ không có thức ăn. Mỗi ngày được 1 hoặc 2 ca nước uống. Tiêu tiểu tại chỗ, không được cho ra ngoài. Những đêm lạnh cóng thì bị dội nước để cho giải khát hay rửa chuồng. Những ngày nóng nực thì bị dội nước muối hay bị đốt lửa bên ngoài để cho cọp nhớ những trận cháy rừng. Bị giam trong chuồng cọp vài ngày là da bị lột, lên da non rồi lại bị cháy và lột tiếp. Có trường hợp tù nhân bị chết do quá nóng hay quá lạnh. Những người bị chết thì lôi xác ra đi vùi đâu đó quanh nhà lao.
• “ăn cơm nhạt”: tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
• “lộn vỉ sắt”: các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm “đường băng sân bay” rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
• “gõ thùng”: lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
• “đục răng” và “bẻ răng”: kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gẫy văng ra.


• “roi cá đuối”: giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
• “đóng đinh”: những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
• lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.
• dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi.
• dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục.
….
Tổ chức Chữ thập Đỏ đã đến nhà tù Phú Quốc vào những năm 1969, 1972. Các nhà quan sát của tổ chức này đã thấy sự tàn bạo có hệ thống và kéo dài tại nhà tù. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Tháng 8 năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng canh gác tại nhà tù được đánh giá chỉ bằng số tù binh trốn trại, không có cố gắng nào trong việc kỷ luật các giám thị xử tệ với tù nhân. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy QLVNCH, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù.
Những cuộc vượt ngục vĩ đại
Theo tư liệu tại di tích, các thế hệ chiến sĩ bị tù đày tại đây đã làm nên kỳ tích: Tổ chức được 42 cuộc vượt ngục. Vượt ngục quả cảm theo đủ mọi cách có thể: bí mật vượt rào; đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai để cướp đường chạy trốn; đào hầm ngầm lấy lối thoát ra… Gần trăm người hy sinh hoặc bị bắt trở lại, hơn 200 người thoát được ra ngoài, tiếp tục hoạt động.
Báo Tuổi Trẻ đã từng làm một phóng sự về một cuộc đào thoát vĩ đại của các tù binh trại A5 tại nhà lao Cây Dừa. Bài viết được đăng trên Tuổi Trẻ ngày 21-08-2006, nhân dịp kỷ niệm 61 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02-09. Dưới đây xin được trích dẫn nguyên văn một phần nội dung bài viết:
Biết rằng chỉ một lần vượt ngục không thành là cầm chắc cái chết trong tay, nhưng các tù binh Phú Quốc vẫn quyết định tổ chức một cuộc đào thoát. Tham gia chiến dịch đào hầm vượt ngục toàn các tử tù. Trong số những người đào hầm vượt ngục tại trại A5 ngày ấy hiện còn sống ở TP.HCM có ông Nguyễn Văn Năng.
Ông Năng kể: “Sau khi tôi về khu A5, anh em tổ chức đào hầm. Khu trại A5 trước đó đã có một lần đào hầm vượt ngục nhưng bị lộ, lần này có 40 người tham gia. Trong đó chia thành từng nhóm bốn người lần lượt đào hầm, nếu chẳng may kế hoạch bị bại lộ thì anh em chỉ mất bốn người đầu tiên. Bốn người đầu tiên được phân công lãnh trách nhiệm là Nguyễn Văn Năng, Trần Xuân Việt, anh Mạnh (đã hi sinh ở đảo) và anh Năm (đang ở Đà Nẵng)”.
Nhật ký của cựu tù Nguyễn Văn Năng ghi rõ: “Bắt đầu từ ngày 25-1-1971, mở miệng hầm ở cuối phòng số 8, ngoài vỉa hè”. Bốn người chịu trách nhiệm mở miệng hầm là Thắng, Thuần, Tuấn và Tư đã chuẩn bị cho miệng hầm rất công phu: dùng cơm trộn với xà phòng, đất sét làm hộc miệng, dùng gỗ vạt nằm làm miệng và nắp hầm. Từ miệng hầm, đào sâu xuống 1,5m. Trước khi bắt tay đào hầm, mọi người đã nghiên cứu kỹ bối cảnh của khu trại A5: bên ngoài có nhiều lớp rào, có quân cảnh đi tuần. Bốn góc khu trại có bốn chòi canh của quân cảnh trực gác. Lớp rào ngoài cùng có quăng kẽm gai bùng nhùng. Ngoài lớp rào bùng nhùng này là trảng cỏ tranh rộng 100m, sau khoảng cỏ tranh đó là bìa rừng. Rừng Phú Quốc có cây to, chủ yếu là kiền kiền, bằng lăng. Cuộc đào thoát với sự tính toán rất công phu. Anh em đào hầm chia ra thành nhiều tổ: tổ cảnh giác, tổ giấu đất, tổ đào. Các tổ làm việc cật lực trong điều kiện bí mật tuyệt đối. Tổ giấu đất có nhiệm vụ nặng nề, phải giấu cho được khối lượng đất đưa lên từ 30m đoạn đường hầm ban đầu. Chiều sâu ban đầu là 1,5m, nhưng độ sâu này chỉ đào đến 30m. Sau đó đào cạn hơn. Đào hầm có nhiều kỹ thuật, ông Nguyễn Hữu Minh nhớ lại: “Đầu tiên chúng tôi ngắm hướng đào theo hàng rào cho thẳng, sau đó phải kiếm cây gỗ làm một cái thang rộng bằng đường kính lòng hầm, đào tới đâu kéo theo cái thang tới đó. Dụng cụ đào hầm chỉ là những đồ dùng sinh hoạt do tù binh tự làm như muỗng, ca, ấm, cà mèn… Đoạn đường hầm dài 120m, anh em tù ở phân khu A5 đào suốt năm tháng”.
Ngày 5-5-1971, đường hầm đã gần xong, chi bộ của khu trại A5 họp xem xét ai nằm trong danh sách vượt ngục, hàng trăm người xung phong, nhưng cuối cùng gút lại 28 người. Đến ngày 11-5-1971, một ngày trước khi vượt ngục, danh sách gút lại là 27 người. Đúng 9 giờ đêm 12-5-1971, 27 người tù lặng lẽ xuống hầm. “Lúc đó, cả đoàn trườn đi như rắn, như những chiến sĩ đặc công trong giờ xung trận. Tổ đi đầu phải chuẩn bị cây chống hàng rào, cây móc để treo hàng rào, các cọng thép để chốt các loại mìn, trái sáng, lựu đạn địch gài ở mỗi lớp rào mà ta chạm phải”, ông Năng kể.
“Ra đến trảng cỏ tranh, ngước lên thấy trời đêm đen đặc, gió thổi mát, cảm giác trong người lại như bị ngộp, một phần vì quá mừng, nghẹt thở, khớp cả hai chân không đi được. Cả đoàn dừng tại trảng cỏ tranh 5 phút rồi mới cắt đường chạy vào bìa rừng”, ông Năng nhớ lại giây phút được tự do. Luồn rừng ròng rã ba ngày thì gặp được du kích Dương Tơ. Đến tháng 6-1972 họ mới được đưa về đất liền tiếp tục chiến đấu. Mãi sau này họ mới biết do địch không phát hiện được đường hầm ngay, nên tối hôm sau (13-5-1971) một số anh em tù ở trại B5 gần đó chui qua “đi ké” 15 người, bị bắn chết hai người, 13 người thoát được.
Những bộ hài cốt liệt sĩ
Tính đến tháng 10-2008, người ta đã tìm được tổng cộng 1.028 bộ hài cốt liệt sĩ tại nhà lao Cây Dừa. Hầu hết đều là liệt sỹ vô danh, không rõ họ tên, tuổi, quê quán, không rõ ngày hy sinh, do quá trình bị địch bắt giam, tù đày tra tấn đến chết ở đâu thì vùi xác tại đó. Theo một số tư liệu lịch sử, hiện nay, dưới lòng đất vùng nhà lao Cây Dừa còn có gần 3.000 bộ hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy. Nơi được xác định nhiều hài cốt liệt sĩ nằm lại là ngọn đồi phía Tây Nam nhà lao. Tại đây, người ta đã cho xây dựng Khu Tưởng niệm hoành tráng, đồ sộ. Mới đây, Đội K92 Kiên Giang phát hiện thêm 268 bộ hài cốt liệt sĩ, nâng tổng số hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Nhà tù Phú Quốc đã được tìm thấy lên 1.336 bộ.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Du lịch Bãi Sao - Bãi biển đẹp nhất Phú Quốc

"Chưa đi chưa biết Bãi Sao
Đi rồi mới biết, thấy đau cả mình"
Đó là câu nói vui của người hướng dẫn viên du lịch Phú Quốc nhưng thực sự cũng nói lên được phần nào hành trình ra Bãi Sao vì con đường đi ra đây gồ gề sỏi đá :)

Vị trí: Bãi Sao thuộc địa phận đảo Phú Quốc (Kiên Giang), cách trung tâm thị trấn Dương Đông – Phú Quốc khoảng 25 phút đường bộ.
Đặc điểm: Là bãi tắm đẹp, cát vàng óng và mịn như thảm.


Đến với Bãi Sao, bao mệt mỏi của du khách sẽ tan biến hết. Trước mắt du khách là cả một vùng biển dịu êm, trong xanh với bãi cát trải dài vàng óng. Nơi đây, Bãi Sao giống như một nàng tiên mới được đánh thức sau một giấc ngủ dài. Đây thực sự là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho những du khách nào muốn cho làn da của mình trở nên khỏe khoắn và rạn rĩ hơn.


Nếu những du khách nào thích phiêu lưu và khám phá thiên nhiên, du khách có thể dừng chân tại lều Robinson, đặt mình trên những chiếc võng được mắc trong lều, nghỉ đêm tại đây và ngắm bầu trời Phú Quốc đầy sao, du khách sẽ có cảm giác có cái gì đó rất thật về cuộc sống phiêu lưu của Robinson trên đảo hoang.
Đặc biệt, du khách có thể lên tàu hướng ra vùng biển nằm cách bờ khoảng 15 – 30km để câu cá mực và thưởng thức thành quả lao động của mình ngày trên tàu. Ngoài ra, du khách đến Bãi Sao còn có dịp được thưởng thức một số đặc sản khác của Phú Quốc như: Cùi biên mai nướng, rượu sim rừng Phú Quốc…

 CÔNG TY TNHH ĐT TM DU LỊCH TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LICH PHU QUOC
PHÚ QUỐC - HOANG SƠ
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Phương tiện: Máy bay
Phú Quốc - Du lịch giá rẻ

Ngày 01: TP. HỒ CHÍ MINH - DU LỊCH PHÚ QUỐC (Ăn trưa, chiều)
05h30: Xe và HDV công ty du lịch TRỰC TUYẾN đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành ra phi trường Tân Sơn Nhất, đáp chuyến bay lúc ....đi tour Phu Quoc, Đến Phú Quốc xe đón và đưa khách về khách sạn nhận phòng, ăn trưa, nghỉ ngơi.
14h00: Quý khách khởi hành tham quan vườn tiêu khu tượng xứ sở trồng tiêu nổi tiếng – tiếp tục đi xuyên qua rừng nguyên sinh đến làng chài gành dầu tham quan đền thờ vị anh hung dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ngắm nhìn hải biên Phú Quốc – Campuchia, tham quan khu du lịch sinh thái gío biển, quý khách tự do lặn ngắm san hô, nằm võng nghỉ ngơi. Thưởng thức hải sản nơi biển đảo. Quý khách về lại Dương Đông tham quan Dinh Cậu và Thủy Long Thánh Mẫu.
18h30: Quý kháchdùng cơm tối, tự do dạo phố Dương Đông. Nghỉ đêm tại Phú Quốc

Ngày 02: THAM QUAN PHÚ QUỐC (Ăn sáng, trưa, chiều)

07h00: Điểm tâm. Quý khách đi tham quan phía Nam đảo: Bảo tàng Cội Nguồn, Shop Ngọc trai- tại đây du khách sẽ được tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai của người dân trên đảo; Ghé Bãi sao tắm biển, thư giãn. 
11h30: Ăn trưa, nghỉ ngơi. Quý Khách Tham quan di tích lịch sử Nhà Tù Phú Quốc, tham quan Cầu Cảng Du Lịch Bãi Vòng – Nơi mà trong tương lai sẽ là đô thị sầm uất bậc nhất tại Phú Quốc. Tham quan làng chài Hàm Ninh, tự do mua sắm và thưởng thức các loại đặc sản biển, tham quan khu du lịch Suối Tranh, ngắm cảnh và chụp hình - một phong cảnh sơn thủy hữu tình. Quý khách về đến Dương Đông, nghỉ ngơi
18h00: Ăn chiều. Tối quí khách tự do hoặc tham gia chương trình thẻ mực (chi phí tự túc).
Ngày 03: PHÚ QUỐC - TP. HỒ CHÍ MINH (Ăn sáng, trưa)
06h30: Dùng điểm tâm sáng, trả phòng khởi hành đi Chợ Dương Đông mua sắm đặc sản Phú Quốc. tham quan cơ sở sản xuất nước mắm, chế biến rượu sim rừng (đặc sản của đảo).
11h00: Ăn trưa, Xe đưa Quý Khách ra sân bay Phú Quốc làm thủ tục khởi hành về TP.HCM Về đến Tp. Hồ Chí Minh, xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Kết thúc tour du lich Phu Quoc
DU LỊCH TRỰC TUYẾNchia tay Quý khách. Kết thúc chuyến tham quan

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Địa điểm du lịch Phú Quốc : Suôi Tiên Phú Quốc

Một trong những địa điểm hấp dẫn du khách khi đi du lịch Phú Quốc đó chính là Suối Tiên tại Phú Quốc. Từ thị trấn Dương Đông đi về ấp Suối Đá (xã Dương Tơ) chừng 5km, đến ngã ba rẽ trái vào đường đất đỏ đi thêm khoảng 2km là tới chân suối Tiên. Tại đây, tiếp tục đi bộ thêm một đoạn đường ngắn nữa mới đến suối.
  Đường vào suối Tiên khá hẹp, chỉ có thể đi bằng xe hai bánh, được cái là đường dễ đi, lại khá hấp dẫn vì uốn lượn quanh co giữa rừng nguyên sinh bạt ngàn. Hai bên đường vào suối Tiên mọc khá nhiều sim rừng. Vào mùa sim chín rộ (tháng 12 tới tháng 2 âm lịch), người dân địa phương hái sim về ủ cho lên men để lấy mật sim, sau đó đem pha với rượu gạo để thành món rượu sim – một đặc sản nổi tiếng không kém gì nước mắm và hồ tiêu của Phú Quốc.

Suối Tiên chảy từ trên núi xuống với tổng chiều dài ước lượng trên dưới 1km. Giống như suối Đá Bàn, suối Tranh, lòng  suối Tiên cũng có những tảng đá to và khá bằng phẳng có thể trở thành những “thạch bàn” cho khách nhàn du nghỉ chân. Suối chảy len lỏi theo núi đá, đoạn dưới suối tạo thành thác nhỏ và một hồ nước khá rộng.

Sau chặng đường khá xa với đoạn cuối cùng phải cuốc bộ, nhảy qua vô số tảng đá, du khách chỉ muốn ngay lập tức đắm mình trong làn nước mát lạnh. Tại đây, du khách có thể bơi lội thoả thích, thậm chí có thể đưa lưng vào thác để nước suối “mát xa thiên nhiên”.

Suối Tiên không phải là một điểm du lịch lớn, có sức quyến rũ như các bãi biển, nhưng nó lại hấp dẫn mọi du khách bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và còn rất nguyên sơ.

Bởi vậy, để có một buổi dã ngoại hay picnic cuối tuần, không ít du khách đã chọn Suối Tiên, hoà mình vào nhịp thở trong lành, tươi mát của thiên nhiên, quên đi những nhọc nhằn, phiền muộn.

Các Tour du lịch Phú Quốc tại Công ty Du Lịch Trực Tuyến:

Giới thiệu du lịch Phú Quốc

CÔNG TY TNHH ĐT TM DU LỊCH TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LICH PHU QUOC
PHÚ QUỐC - HOANG SƠ
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Phương tiện: Máy bay
I. Giới thiệu về khu du lịch Phú Quốc:

Phú Quốc là một hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, Phú Quốc đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo du lịch xinh đẹp vốn được mệnh danh là thiên đường rực nắng, mà nơi đây còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được.

Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phiá bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới,
 hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bần và hòn Thầy Bói,... là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại...

Du lịch Phú Quốc ngày nay đã thay da đổi thịt và có thể làm ngỡ ngàng với những ai đã từng đến đây những năm cuối thế kỷ trước.
Ngành du lịch Phú Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt, hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí trên đảo hôm nay đã có thể sẵn sàng đón nhận khách du lịch từ khắp mọi nơi đến Phú Quốc để nghỉ dưỡng hay thỏa chí khám phá đảo xanh...

Du lịch Phú Quốc là đến với thiên nhiên hoang sơ và hơn hết là để chinh phục vùng đất tận cùng xa xôi của đất nước
 
Phú Quốc - Du lịch giá rẻ

Ngày 01: TP. HỒ CHÍ MINH - DU LỊCH PHÚ QUỐC (Ăn trưa, chiều)
05h30: Xe và HDV công ty du lịch TRỰC TUYẾN đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành ra phi trường Tân Sơn Nhất, đáp chuyến bay lúc ....đi tour Phu Quoc, Đến Phú Quốc xe đón và đưa khách về khách sạn nhận phòng, ăn trưa, nghỉ ngơi.
14h00: Quý khách khởi hành tham quan vườn tiêu khu tượng xứ sở trồng tiêu nổi tiếng – tiếp tục đi xuyên qua rừng nguyên sinh đến làng chài gành dầu tham quan đền thờ vị anh hung dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ngắm nhìn hải biên Phú Quốc – Campuchia, tham quan khu du lịch sinh thái gío biển, quý khách tự do lặn ngắm san hô, nằm võng nghỉ ngơi. Thưởng thức hải sản nơi biển đảo. Quý khách về lại Dương Đông tham quan Dinh Cậu và Thủy Long Thánh Mẫu.
18h30: Quý kháchdùng cơm tối, tự do dạo phố Dương Đông. Nghỉ đêm tại Phú Quốc

Ngày 02: THAM QUAN PHÚ QUỐC (Ăn sáng, trưa, chiều)

07h00: Điểm tâm. Quý khách đi tham quan phía Nam đảo: Bảo tàng Cội Nguồn, Shop Ngọc trai- tại đây du khách sẽ được tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai của người dân trên đảo; Ghé Bãi sao tắm biển, thư giãn. 
11h30: Ăn trưa, nghỉ ngơi. Quý Khách Tham quan di tích lịch sử Nhà Tù Phú Quốc, tham quan Cầu Cảng Du Lịch Bãi Vòng – Nơi mà trong tương lai sẽ là đô thị sầm uất bậc nhất tại Phú Quốc. Tham quan làng chài Hàm Ninh, tự do mua sắm và thưởng thức các loại đặc sản biển, tham quan khu du lịch Suối Tranh, ngắm cảnh và chụp hình - một phong cảnh sơn thủy hữu tình. Quý khách về đến Dương Đông, nghỉ ngơi
18h00: Ăn chiều. Tối quí khách tự do hoặc tham gia chương trình thẻ mực (chi phí tự túc).
 
Ngày 03: PHÚ QUỐC - TP. HỒ CHÍ MINH (Ăn sáng, trưa)
06h30: Dùng điểm tâm sáng, trả phòng khởi hành đi Chợ Dương Đông mua sắm đặc sản Phú Quốc. tham quan cơ sở sản xuất nước mắm, chế biến rượu sim rừng (đặc sản của đảo).
11h00: Ăn trưa, Xe đưa Quý Khách ra sân bay Phú Quốc làm thủ tục khởi hành về TP.HCM Về đến Tp. Hồ Chí Minh, xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Kết thúc tour du lich Phu Quoc
DU LỊCH TRỰC TUYẾNchia tay Quý khách. Kết thúc chuyến tham quan